Banner
Hồ bơi
Hồ bơi
Hồ bơi
Banner
Ca Ty Muine Resort
Ca Ty Muine Resort
Ca Ty Muine Resort
Ca Ty Muine Resort
Ca Ty Muine Resort
Ca Ty Muine Resort
Caty Resort
Tin hoạt động
3/8/2017 7798

Bình Thuận hướng mục tiêu thành điểm du lịch mang tầm quốc gia

Phát huy lợi thế về thiên nhiên ưu đãi, Bình Thuận đã xác định du lịch là một trong những ngành mũi nhọn mang tính đột phá của địa phương. Theo đó, đến năm 2020, Bình Thuận phấn đấu trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, Mũi Né là khu du lịch quốc gia.

Giữ nhịp tăng trưởng


Tính đến nay toàn tỉnh có 388 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư 54.072 tỷ đồng (trong đó có 23 dự án đầu tư nước ngoài); có một số dự án có quy mô lớn từ 200 – 500 ha. Cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ du lịch phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng với 417 cơ sở lưu trú với tổng số 13.120 phòng và hơn 300 căn hộ, biệt thự cho thuê. Năm 2016 Bình Thuận dự kiến đón 4,41 triệu lượt khách du lịch (khách quốc tế 480.000 lượt), doanh thu ngành du lịch đạt 9.000 tỷ đồng.
Sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa – lịch sử giá trị, đặc biệt là bờ biển dài, với những cồn cát ven biển tuyệt đẹp, hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh… đã giúp du lịch Bình Thuận bứt phá, trở thành điểm sáng về phát triển du lịch, thu hút du khách trong nhiều năm qua.

Ở các khu vực như Hàm Tiến, Hòn Rơm (TP Phan Thiết), Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam)… du lịch đã biến những vùng quê nghèo khó, thiếu cả đường lẫn điện thành các thị tứ sầm uất nhộn nhịp, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Tỉnh Bình Thuận đã xác định phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Không chỉ liên kết với các tỉnh duyên hải miền Trung, du lịch Bình Thuận còn khai thác thế mạnh giao thông, vị trí tam giác kinh tế của mình để liên kết với TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng, tạo nên thế chân kiềng vững chãi, khai thác du lịch một cách hiệu quả. Sự liên kết đã tạo dựng được hình ảnh với những thị trường quốc tế trọng điểm, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, đưa hoạt động du lịch đi vào nề nếp, đạt hiệu quả phát triển bền vững.

Điểm du lịch mang tầm quốc gia

Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, thì Bình Thuận là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. Mũi Né được quy hoạch là khu du lịch quốc gia, đảo Phú Quý là điểm du lịch quốc gia, thành phố Phan Thiết là đô thị du lịch quốc gia, Bình Thuận là trung tâm du lịch thể thao biển quốc gia.

Để thực hiện tốt quy hoạch này cũng như giữ vững tốc độ tăng trưởng, Bình Thuận tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khai thác tốt tiềm năng du lịch của địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn, thu hút được đông đảo du khách đến với Bình Thuận.

Bình Thuận tiếp tục thực hiện công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến tiếp tục duy trì sự chuyên nghiệp và hiệu quả thông qua việc tham gia các sự kiện, hội chợ, triển lãm du lịch trong nước và quốc tế, giới thiệu, quảng bá hình ảnh thân thiện, chất lượng và hấp dẫn của điểm đến du lịch biển Mũi Né – Bình Thuận.

Bên cạnh đó, để phát triển du lịch nâng lên tầm cao mới tương xứng với các điểm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế, Bình Thuận phải quy hoạch một số dự án lớn, đất phải đủ rộng để các nhà đầu tư lớn tham gia đầu tư. Đồng thời phải đảm bảo môi trường tốt, phát triển nhưng phải đảm bảo tính bền vững, xây dựng văn hóa du lịch… Mục tiêu đến năm 2020, du lịch Bình Thuận thu hút khoảng 7 triệu lượt khách, trong đó khoảng 850.000 lượt khách quốc tế; tăng trưởng bình quân khách quốc tế từ 12 – 14%/năm. Du lịch đóng góp 10% GRDP của tỉnh